So với trung bình 4 tuần trước, số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM trong tuần 20 tăng tới 51%.
Bàn tay của một bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: Shuttertock.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20 (13-19/5), toàn thành phố ghi nhận 587 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 51% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 20 là 4.471 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và quận 6.
Cũng trong tuần 20, HCDC cũng báo cáo 137 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 6% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 20 là 3.251 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP Thủ Đức.
Sốt xuất huyết và tay chân miệng là 2 bệnh truyền nhiễm theo mùa phổ biến với số ca mắc cao tại TP.HCM và khu vực phía Nam.
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp nhất từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 t.uổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Triệu chứng dễ thấy nhất của trẻ mắc bệnh là nổi bóng nước tại các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông, bên trong niêm mạc miệng.
Bệnh tay chân miệng thường có 4 cấp độ. Ở độ I, IIA, trẻ có thể được điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu mắc bệnh ở cấp độ cao hơn, trẻ cần được nhập viện theo dõi, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Hiện tại, tay chân miệng vẫn chưa có vaccine dự phòng. Cách duy nhất ngừa bệnh cho trẻ là thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, môi trường sống; tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn. Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ban đỏ dưới da toàn thân.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm. Đôi khi, sốt xuất huyết vẫn gây triệu chứng và biến chứng nặng.
Mới đây, Bộ Y tế đã cấp phép cho vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam do Tập đoàn dược phẩm Takeda sản xuất. Dự kiến, vaccine sốt xuất huyết sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong cả nước bắt đầu từ tháng 9 năm nay.
Người dân từ 4 t.uổi trở lên, dù đã mắc bệnh hay chưa, đều được tiêm vaccine mà không cần làm xét nghiệm trước đó.
Hà Nội: Số trường hợp mắc tay chân miệng đang gia tăng nhanh
Trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022), chưa ghi nhận ca t.ử v.ong.
Tính từ 22-29/9, Thủ đô có 141 ca mắc và 3 ổ dịch.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2023, trung bình mỗi tuần trên địa bàn thành phố ghi nhận 70-75 ca mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc đã tăng gấp đôi với khoảng 140 ca/tuần.
Riêng trong tuần từ ngày 22 đến 29/9, thành phố Hà Nội có 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch (gồm 2 ổ dịch tại Ba Vì và 1 ổ dịch tại Sóc Sơn).
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua: Sóc Sơn (24 ca), Hoàng Mai (17 ca), Mê Linh (14 ca), Nam Từ Liêm (13 ca), Đông Anh (10 ca), Đống Đa (8 ca), Thanh Xuân (8 ca).
Như vậy, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca t.ử v.ong. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận 43 ổ dịch tay chân miệng trong 9 tháng và còn 3 ổ dịch đang hoạt động.
Theo đ.ánh giá của CDC Hà Nội, trong tuần qua, số mắc tay chân miệng đã tăng so với các tuần trước, tuy nhiên hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè sẽ khiến số ca tay chân miệng có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhóm vi rút đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên có đến 90% là ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 t.uổi.