Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi – một vị thuốc quý trên kệ bếp của gia đình bạn mỗi ngày.
Trải qua quá trình lên men tự nhiên cầu kỳ dưới sự kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm chặt chẽ, những tép tỏi trắng chuyển sang màu đen và kéo theo đó là hàng loạt chất dinh dưỡng quý cũng gia tăng.
Bài Viết Liên Quan
- Từ bài học xét nghiệm diện rộng thành công của Vũ Hán nhìn lại chiến lược “bóc F0″ ở TP HCM: Chuyên gia đề xuất hướng xét nghiệm mới
- Ăn tỏi, hành, nghệ phòng Covid – 19: Chuyên gia nói gì?
- Tác dụng đối với tinh thần của làm vườn
Tỏi đen không hề có trong tự nhiên. Bản chất tỏi đen là tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ từ 60 – 90 độ và độ ẩm khoảng 80% trong thời gian 30 – 60 ngày.
Trong quá trình lên men thành tỏi đen các thành phần dược chất sẽ được gia tăng hơn so với tỏi trắng đồng thời một số thành phần quý được hình thành trong quá trình lên men. Mặc dù tỏi đen mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp không nên dùng tỏi đen.
Ai không nên dùng tỏi đen?
– Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt… thì không nên dùng nhiều tỏi.
– Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
– Người dùng thuốc chống đông m.áu không nên sử dụng nhiều.
– Người mắc bệnh tiêu chảy.
– Người bị huyết áp thấp.
– Người mắc bệnh về mắt: Những người phụ nữ sau khi đẻ hay người có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, thì không nên dùng tỏi đen. Việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
– Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Do nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
– Người bị bệnh về gan.
– Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
– Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi… dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khỏe.
Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy
Ăn tỏi đen như nào cho đúng?
Theo khuyến cáo, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 – 5 gram. Lưu ý, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp 1 – 3 củ tỏi đen/ngày.
– Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
– Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
– Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở t.rẻ e.m có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.
– Ép lấy nước.
– Nấu ăn.
Tỏi đen cũng có thể kết hợp được với mật ong
8 lợi ích của tỏi đen với sức khỏe
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Chất allicin trong tỏi đen có tác động tích cực đến tim và hệ tuần hoàn, do là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp. Các bài thuốc từ tỏi đen có tác dụng làm loãng m.áu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Tác dụng lợi tiểu tự nhiên
Tỏi đen cùng rất tốt cho những người bị bí tiểu, edemas. Bởi vì, các bài thuốc từ tỏi đen cung cấp một lượng kali tốt.
Làm tăng collagen cho da
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về da, từ viêm da đến mụn, bao gồm bệnh vẩy nến và rosacea cũng như một số vấn đề khớp thì có thể ăn tỏi sống. Tỏi đen cung cấp các hợp chất lưu huỳnh, tạo thuận lợi cho việc hình thành collagen. Ngoài ra, tỏi này cũng được khuyên dùng cho những người bị viêm khớp và đau cơ bắp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn bị ốm vì hệ thống miễn dịch của bạn không khỏe mạnh thì bạn có thể ăn tỏi đen. Một bài thuốc từ tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, đồng thời chống lại virus và vi khuẩn.
Cải thiện sức khỏe cơ bắp
Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hay thiếu ngủ thường xuyên.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm của tế bào. Thêm vào đó, tỏi đen giúp loại bỏ các gốc tự do mà nếu các gốc tự do này vượt quá thì có thể gây ra nhiều bệnh tật.
Giảm triệu chứng các bệnh về hô hấp
Sử dụng tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Hơn thế nữa, tỏi đen giúp làm chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản và các vấn đề hô hấp thông thường khác.
Tác dụng giảm căng thẳng
Tỏi đen được xem như một phương thuốc thiên nhiên làm giảm căng thẳng quá mức. Tỏi đen giúp trấn an sự lo lắng, chữa mất ngủ, giảm kích thích và tâm trạng ưu lo.
Tỏi đen được xem như một phương thuốc thiên nhiên làm giảm căng thẳng quá mức
Trà gừng có phải lúc nào cũng tốt?
Trang Medical News Today đề cập tác dụng phụ của trà gừng bao gồm ợ nóng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác có thể xảy ra khi một người tiêu thụ hơn 5 gr gừng mỗi ngày.
Trang Healthline dẫn lời các chuyên gia cho biết trà gừng (ảnh) mang lại nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong m.áu, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa cao huyết áp, hỗ trợ hệ miễn dịch, khắc phục một số vấn đề khác thường gặp như say tàu xe, nôn mửa hay giúp giảm đau.
Ảnh: Shutterstock
Thế nhưng, việc sử dụng gừng nói chung và trà gừng nói riêng có thể mang lại cho chúng ta vài tác dụng phụ nhỏ, dù khá hiếm gặp.
Trang Medical News Today đề cập tác dụng phụ của trà gừng bao gồm ợ nóng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác có thể xảy ra khi một người tiêu thụ hơn 5 gr gừng mỗi ngày. Trong một báo cáo năm 2020, 16 trong số 109 nghiên cứu và đ.ánh giá mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện cho thấy, chứng ợ nóng là một trong số các tác dụng phụ không tốt gây ra bởi gừng.
Đối với các vấn đề về tiêu hóa, Trung tâm quốc gia về y học bổ sung và tích hợp thuộc Viện Y tế Mỹ (NCCIH) đưa ra lưu ý gừng có khả năng gây đau, chướng bụng và tiêu chảy; đồng thời có thể gây ức chế thromboxane (chất làm đông m.áu) do tiểu cầu sản sinh, hoặc phản ứng với các loại thuốc làm loãng m.áu như warfarin (thuốc chống đông m.áu). Do đó, trung tâm này khuyến cáo nên tránh tiêu thụ gừng trước khi làm phẫu thuật, cũng như những người mắc các chứng rối loạn về m.áu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn hay uống thực phẩm có gừng.
Nhìn chung, gừng mang lại đa số lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần cân nhắc nếu cơ thể đang có một số vấn đề như kể trên, đặc biệt là không dùng quá nhiều, tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.