Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra ba điểm chung của những người dễ lây nhiễm COVID-19 nhất, đó là chỉ số khối cơ thể cao, lớn t.uổi và mức độ nhiễm bệnh.
COVID-19 có thể lây lan qua các hạt nhỏ phát ra khi một người ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc hít thở sâu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chúng có thể ở dạng giọt hô hấp lớn hoặc chùm tia nhỏ hơn. Virus cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ) gần đây đã gợi ý rằng một số cá nhân có thể phát ra một lượng lớn các giọt mang virus. Theo họ, có ba yếu tố thúc đẩy việc sản xuất các hạt này và lây truyền virus.
Với mục đích của nghiên cứu, các nhà khoa học đã tuyển chọn 194 người tham gia sống ở Bắc Carolina và Michigan. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã quan sát các hạt do các tình nguyện viên thở ra. Những người này sau đó được chia thành các nhóm khác nhau, từ “siêu lây nhiễm” là những cá nhân tạo ra trung bình 156 hạt virus trên một lít không khí, đến “lây nhiễm yếu”.
Bài Viết Liên Quan
- Vì sao không nên tập luyện vào buổi tối?
- Ăn chay đúng cách
- Tư vấn “điều khó nói” cho hơn 730 học sinh Nghi Xuân
Những người có chỉ số khối cơ thể cao dễ lây nhiễm COVID-19.
Theo kết quả này, những người “siêu lây nhiễm” có một số đặc điểm chung: Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và lớn t.uổi. Sự tiến triển của lây nhiễm COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các giọt b.ắn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng số lượng các hạt thở ra tăng lên cùng với mức độ nhiễm bệnh của virus ở những người “siêu lây nhiễm”.
“Mặc dù kết quả của chúng tôi cho thấy những người trẻ t.uổi và những người có chỉ số BMI bình thường có xu hướng tạo ra ít giọt hơn đáng kể so với những người lớn t.uổi và những người béo phì, kết quả cũng cho thấy rằng mỗi người trong chúng ta, khi bị nhiễm COVID-19 có thể có nguy cơ sinh ra một số lượng lớn các giọt b.ắn hô hấp”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học không thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa giới tính và lượng hạt thở ra. Do đó, phụ nữ và nam giới truyền virus theo cách giống nhau.
Tăng nguy cơ gãy xương hông sớm ở phụ nữ béo phì
Một nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ béo phì có nhiều khả năng bị gãy xương hông trước 70 t.uổi hơn những người không béo phì.
Phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 12.700 phụ nữ ở Phần Lan sinh từ năm 1932 đến năm 1941 và theo dõi trong 25 năm, các nhà điều tra của Đại học Đông Phần Lan đã xem xét mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể của phụ nữ (BMI) ở t.uổi 58 và nguy cơ gãy xương hông của họ trước 70 t.uổi và mối liên hệ giữa BMI ở t.uổi 70 và nguy cơ gãy xương hông ở t.uổi 80.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ gãy xương hông tăng lên theo t.uổi, nhưng nguy cơ gãy xương hông trước 70 t.uổi tăng nhanh hơn ở phụ nữ béo phì, đặc biệt là ở những phụ nữ béo phì có mật độ xương dưới mức trung bình.
So với phụ nữ thừa cân, phụ nữ béo phì có 2% nguy cơ gãy xương hông sớm hơn 2,1 năm và 4% nguy cơ sớm hơn 1,3 năm. Ở phụ nữ béo phì, tỷ lệ t.ử v.ong do gãy xương hông trong vòng 5 năm sau khi bị gãy xương cao hơn khoảng 1,5 lần so với những phụ nữ khác.