2 tư thế ngồi nguy hiểm có thể gây nhồi m.áu cơ tim

Nhiều người bàng hoàng trước thông tin siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở Mỹ vì nhồi m.áu cơ tim.

Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở người già nhưng gần đây ngày càng trẻ hóa. Từ trường hợp này, các chuyên gia lưu ý đến tư thế ngồi và cách xử trí khi có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.

TS.BS Nguyễn Minh Đức – bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch m.áu não còn nhồi m.áu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành. Chúng ta phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài.

“Tư thế quỳ gối và gập người để làm việc gì đó gắng sức trong vài phút làm gia tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực. Sau đó lại đứng dậy ngay – có nghĩa là chuyển gấp sang tư thế khác khiến áp lực thay đổi quá đột ngột dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi m.áu cơ tim, vỡ tim, vỡ động mạch chủ”, BS. Nguyễn Minh Đức nói.

Theo BS. Đức, có một động tác rất nguy hiểm mà nhiều người hay làm hằng ngày đó là tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày.

“Tôi đã từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim thậm chí t.ử v.ong”, BS. Đức nói.

Chuyên gia chẩn đoán hình ảnh lưu ý, chúng ta không nên ngồi xổm và gập người, không nên quỳ gối và gập người trong tình trạng kéo dài trên vài phút. Thay vào đó ta ưu tiên các động tác:

Ngồi xếp bằng, cúi người nhẹ, ngồi co hai chân về phía người.

Khi thay đổi tư thế thì ngã người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng thoắt người đột ngột dậy.

Khi nằm chuyển qua ngồi thì cũng nên từ từ nghiêng sang bên phải, chống tay rồi ngồi dậy, đừng làm quá nhanh rất nguy hiểm.

2 tu the ngoi nguy hiem co the gay nhoi mau co tim 44d 7169175

Tư thế quỳ gối và gập người không tốt gây tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực.

Cách phòng bệnh nhồi m.áu cơ tim

BS. Đức khuyến cáo, để dự phòng nhồi m.áu cơ tim từ 40 t.uổi trở lên, người dân nên đi khám tầm soát nhồi m.áu cơ tim với siêu âm tim và điện tâm đồ.

“Đối với tầm soát nguy cơ đột quỵ thì cần làm MRI não có dựng ảnh mạch m.áu cảnh và não qua TOF3D. Siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ còn tình trạng trong sọ gần như không thể đ.ánh giá được và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ”, BS. Đức chia sẻ thêm.

Ngoài ra, cũng theo BS. Đức, để dự phòng bệnh tim mạch nói chung, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim nói riêng, chúng ta cần phải có một lối sống lành mạnh, cân nặng lý tưởng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thời khóa biểu tập thể dục loại động ( thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp.

2 tu the ngoi nguy hiem co the gay nhoi mau co tim 18f 7169175

Tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày cũng gây hại áp lực cho cơ hoành và lồng ngực.

Ngày nay, t.uổi bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa, nếu trước đây nhồi m.áu cơ tim được biết đến là bệnh thường gặp ở người lớn t.uổi thì gần đây người trẻ mắc nhồi m.áu cơ tim nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung đang có xu hướng tăng cao.

Cũng theo thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy nhồi m.áu cơ tim xảy ra ở trước t.uổi 45 đã tăng lên đến 10,5%, trong khi nhồi m.áu cơ tim ở bệnh nhân rất trẻ (

Yếu tố nguy cơ nhồi m.áu cơ tim

Người cao t.uổi, nam trên 50 t.uổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh

Người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn

Rối loạn mỡ m.áu di truyền

Hút t.huốc l.á hoặc tiếp xúc với khói t.huốc l.á

Trong gia đình có người thân bị nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ não sớm

Có bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, vẩy nến, xơ cứng bì…

Sử dụng chất kích thích làm co thắt động mạch vành.

Sơ cứu người bị nhồi m.áu cơ tim đúng cách

Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp m.áu lưu thông dễ dàng.

Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu không thể chờ xe cấp cứu đến, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.

Ép tim ngoài lồng ngực: Tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa t.uổi

Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ t.uổi khác nhau.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 184 7165927

Căn bệnh được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng diễn biến âm thầm, không rõ triệu chứng đã dần trở thành mối lo cho rất nhiều người. Đặc biệt, tăng huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh nguy hiểm c.hết người như tai biến, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 5fa 7165927

Tăng huyết áp là căn bệnh được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”. (Ảnh minh họa).

Theo bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu, Khoa Tim Mạch, Bệnh viện An Bình (thành phố Hồ Chí Minh), tăng huyết áp là cái áp lực lên cái mạch m.áu mình. Trong m.áu có áp suất cao lên, thì gọi là bệnh tăng huyết áp.

Người ta gọi tăng huyết áp là “bệnh thầm lặng” vì hầu như tăng huyết áp không có triệu chứng.

Có người nghĩ, đôi khi có các biểu hiện như chóng mặt, nóng bừng mặt, đỏ mặt nhưng thật ra mấy triệu chứng đó không có đặc trưng cho cái bệnh tăng huyết áp. Đa phần tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng mà hầu hết bệnh nhân đi khám bệnh mới phát hiện ra tình cờ.

Tăng huyết áp thường sẽ diễn tiến từ từ, cho nên cơ thể con người sẽ quen với điều đó, có người nhạy cảm người ta sẽ thấy khó chịu, có người sẽ quen dần.

Tuy vậy, tăng huyết áp lại rất nguy hiểm, khi tăng huyết áp kéo dài sẽ gây thương tổn cho nhiều cơ quan, đặc biệt là mạch m.áu não, mạch m.áu tim, mạch m.áu thận,…gây ra những biến chứng như là tai biến mạch m.áu não, suy tim, suy thận,…

Bác sĩ Chiêu cũng chia sẻ thêm, nghiên cứu cho thấy rằng cứ 20mm huyết áp tâm thu hoặc 10mm huyết áp tâm trương tăng thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tai biến, nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.

Theo Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, có đến 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh, nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao. Trong số đó, không ít người trẻ bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp có thể xảy ra ở bất kỳ độ t.uổi nào nhưng đặc biệt là những người trung niên, người già có sức khỏe yếu. Tuy vậy, theo ghi nhận của nhiều cơ sở y tế, chuyên gia, bệnh lý tăng huyết áp đang dần trẻ hóa khi lượng bệnh nhân ở độ t.uổi từ 20 đến dưới 35 cũng gặp phải rất nhiều.

Theo Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Lân Việt, nhóm đối tượng dễ có khả năng mắc tăng huyết áp bao gồm:

Gia đình có người t.iền sử mắc tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền trong gia đình. Trong gia đình nếu bố mẹ đều mắc tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái là 20 – 45%, còn nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 15 – 28%. Nếu bố mẹ có huyết áp bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở con chỉ là 3%.

Vấn đề t.uổi tác: Đây là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là người trung niên và cao t.uổi. Khi t.uổi tác càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh về huyết áp cũng tăng theo.

Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân nặng, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh ở người béo phì cao hơn gấp 2 – 6 lần so với người bình thường.

Người mắc các bệnh lý nền như thận, tim, tiểu đường; Người dễ bị stress

Người có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, ăn quá niều đường.

Người ít hoạt động, rèn luyện thể lực hoặc phải làm việc thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, dẫn tới quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn m.áu chậm, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường cũng tăng lên.

Người nghiện các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 291 7165927

Các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á là nguyên nhân dễ gây tăng huyết áp.

Làm sao để biết bản thân mắc tăng huyết áp?

Bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu cũng chia sẻ, nhiều trường hợp bệnh nhân thắc mắc bản thân có mắc tăng huyết áp hay không.

Tăng huyết áp phải được đo, xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, không uống cà phê trước đó hay đang xúc động, tập thể dục, vận động mạnh trước khi đo. Và để khẳng định có các bệnh lý về huyết áp hay không cần phải đo huyết áp nhiều lần, thăm khám kỹ như đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm m.áu và nước tiểu.

Bà Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, các cơ sở y tế đang triển khai cập nhật thông tin trên điện tử.

Việc này giúp tìm hiểu xem người bệnh có được quản lý, điều trị liên tục hay không. Vì bệnh lý không lây, cần quản lý điều trị liên tục. Bởi chúng ta biết, với những bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch… phải được theo dõi và điều trị liên tục mới giúp giảm ngừa các biến chứng.

Nếu như phát hiện các trường hợp không được quản lý điều trị liên tục hoặc điều trị không hiệu quả thì cơ sở y tế sẽ tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh để hiểu thêm về việc tuân thủ điều trị.

Theo báo cáo Điều tra quốc gia, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam (STEP) năm 2021, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 t.uổi trở lên là 26,2%. Trong đó, nhóm t.uổi từ 50 đến 69 t.uổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 51,9%.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người trưởng thành từ 40 t.uổi trở lên và người có nguy cơ cao mắc bệnh, do vậy nên sàng lọc bằng cách đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần. Tăng huyết áp là bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả thông qua việc tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều khi không có chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *